Kinh Doanh Lữ Hành Là Gì? Phân Loại & Xin Giấy Phép Kinh Doanh

Kinh Doanh Lữ Hành Là Gì - Phân Loại & Giấy Phép Kinh Doanh

Kinh doanh lữ hành là gì? Chắc hẳn là câu hỏi không chỉ những người sắp lập doanh nghiệp mà có rất nhiều người trong lĩnh vực du lịch tò mò. Trong những năm trở lại gần đây du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ được rất nhiều người quan tâm và yêu thích. Đây cũng chính là nguồn giúp các nhà kinh doanh lữ hành có thể hái ra tiền. Vậy Kinh doanh lữ hành là gì? Phân loại & Xin giấy phép kinh doanh lữ hành như thế nào? Hãy cùng Vietvisionmice tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kinh Doanh Lữ Hành Là Gì?

Kinh doanh lữ hành trong tiếng anh còn được gọi là Travel Trade
Kinh doanh lữ hành được hiểu là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình trọn gói hay từng phần, kết hợp với việc quảng cáo và bán các chương trình du lịch trực tiếp hay gián tiếp qua các kênh trung gian hoặc văn phòng đại diện tổ chức thực hiện và hướng dẫn viên du lịch.
Trong kinh doanh lữ hành gồm có: kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế

Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa

Kinh doanh lữ hành nội địa là việc một doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cung cấp các tour du lịch, đưa khách du lịch từ địa điểm du lịch này tới địa điểm du lịch khác trong lãnh thổ Việt Nam.

Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế

Kinh doanh lữ hành quốc tế được hiểu là các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế được phép bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch của mình cho khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam hoặc đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Đặc Điểm Của Kinh Doanh Lữ Hành

Đặc Điểm Của Kinh Doanh Lữ Hành
Hoạt động kinh doanh lữ hành bao gồm các đặc điểm sau:
1. Thứ nhất, kinh doanh lữ hành cần vốn lớn
Đây là một hoạt động kinh doanh có điều kiện và phải thông qua nhiều yêu cầu khác nhau. Doanh nghiệp muốn kinh doanh lữ hành phải tiến hành ký quỹ tại ngân hàng, mức kỹ quỹ tương đối cao. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải có những mối quan hệ lớn, có sự liên kết với các nhà cung ứng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Trước khi thực hiện chương trình du lịch, doanh nghiệp cần phải cung cấp một khoản tiền cọc cho các nhà cung cấp dịch vụ.
2. Thứ hai, kinh doanh lữ hành mang tính thời vụ
Tính thời vụ là đặc điểm rõ nét nhất mà ai cũng có thể thấy trong ngành kinh doanh lữ hành. Hoạt động du lịch không kéo dài và thường xuyên trong suốt một năm, nó phụ thuộc lớn và thời tiết, cảnh sắc, nhu cầu của khách du lịch và đặc biệt trước tình hình diễn biến của đại dịch Covid hiện nay
3. Thứ ba, kinh doanh phụ thuộc vào yếu tố khác
Khác với các ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh lữ hành phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tài nguyên du lịch, cảnh sắc thiên nhiên, thời gian, các hoạt động vui chơi giải trí và nhà cung cấp du lịch…. Đây là những yếu tố quan trọng quyết định đến sự đa dạng và hấp dẫn của mỗi chuyến đi và ảnh hưởng tới quyết định mua tour du lịch của khách hàng.
4. Thứ tư, kinh doanh lữ hành cần nguồn nhân lực dồi dào
Bản chất của ngành lữ hành là cung cấp các dịch vụ và sản phẩm một cách trực tiếp. Do đó đòi hỏi người nhân lực dồi dào đòi hỏi sự khéo léo, lịch sự và tinh tế mà máy móc không thể thay thế được. Phải chịu nhiều áp lực do phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, thời gian làm việc cũng không cố định phụ thuộc vào thời gian khách hàng tham gia tour.
5. Thứ năm, kinh doanh lữ hành có tính trìu tượng
Các sản phẩm của dịch vụ lữ hành là các chương trình du lịch, các sản phẩm dịch vụ. Khi khách du lịch muốn sử dụng dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp họ không thể kiểm tra trước hay cân đo đong đếm mà phải trải nghiệm các dịch vụ mới biết được chất lượng.

Phân Loại Kinh Doanh Lữ Hành

Phân Loại Kinh Doanh Lữ Hành
– Căn cứ vào tính chất hoạt động để tạo ra các sản phẩm khác nhau: Kinh doanh đại lý lữ hành, kinh doanh chương trình du lịch, kinh doanh tổng hợp.
– Căn cứ vào phương phức, phạm vi và quy mô hoạt động có các loại: kinh doanh lữ hành gửi khách, kinh doanh lữ hành nhận khách và kinh doanh lữ hành kết hợp.
Theo quy định Luật Du Lịch 2017 hiện hành, thì kinh doanh du lịch có 2 loại:
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa trong nước
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành

Theo luật mới nhất hiện nay, Luật Du Lịch 2017 được ban hành có rất nhiều quy định mới về doanh nghiệp lữ hành cả nội địa và quốc tế các điều luật được cắt giảm thay vào đó đòi hỏi người quản lý cần có trình độ chuyên môn cao hơn.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Lữ Hành Nội Địa
– Có giấy phép đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa tại cơ quan đăng kí kinh doanh có thẩm quyền
– Ký quỹ dinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng: 20.000.000 đồng (20 triệu đồng)
– Người quản lí, phụ tránh kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành, trong trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
* Người phụ trách kinh doanh lữ hành phải là người giữ một trong số các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ doanh nghiệp, tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh dịch vụ lữ hành.
Như vậy, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh nêu trên sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa. Phí thẩm định và các loại giấy tờ cấp Giấy phép kinh doanh dịch lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định chung của pháp luật.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Điều Kiện Kinh Doanh Lữ Hành Quốc Tế
Có giấy phép đăng kí kinh doanh lữ hành quốc tế do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương cấp.
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng)
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)
– Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)
* Người quản lí, phụ tránh kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành lữ hành, trong trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Như vậy, theo luật mới ban hành về điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế đã lược bỏ 2 điều kiện thay vì người điều hành phải có ít nhất 4 năm trong lịch vực lữ hành thay vào đó là những chứng chỉ mang tính chất chuyên môn hóa cao. Doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh nêu trên sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế. Phí thẩm định và các loại giấy tờ cấp Giấy phép kinh doanh dịch lữ hành quốc tế được thực hiện theo quy định chung của pháp luật.

Thủ Tục Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành

Hồ sơ để nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật Du Lịch 2017, thành phần hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
3. Giấy chứng nhận ký quý kinh doanh dịch vụ lữ hành
4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
5. Bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành lữ hành của người phụ trách kinh doanh hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
– Số lượng hồ sơ: 1 bộ
– Thời gian xử lý: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan thực hiện thủ tục: Sở Du Lịch/ Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch/ Sở Văn Hóa, Thông Tin, Thể Thao và Du Lịch

Hồ sơ để nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật Du Lịch 2017, thành phần hồ sơ gồm có:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
2. Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
3. Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
4. Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành.
5. Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
– Số lượng hồ sơ: 1 bộ
– Thời gian xử lý: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ
– Cơ quan thực hiện thủ tục: Tổng cục Du lịch

Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về Kinh doanh lữ hành, điều kiện và giấy phép kinh doanh lữ hành. Hy vọng qua bài viết sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.