Mô hình kinh tế thị trường xã hội (Social Market Economy – Some) là một trong những mô hình kinh tế được các chuyên gia đánh giá tối ưu hóa nhất đang được rất nhiều các quốc gia theo đuổi.Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các mô hình phát triển kinh tế được ra đời nhưng tại sao mô hình phát triển kinh tế thị trường vẫn nhận được sự quan tâm đông đảo hãy cùng Vietvisonmice tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa
Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Là Gì?
Mô hình kinh tế thị trường xã hội trong tiếng anh còn được gọi là Social Market Economy – SOME hay Rhine Capitalism hay Social Capitalism
Để hiểu định nghĩa kinh tế thị trường này, điều quan trọng là phải xác định các thuật ngữ chính là “cầu” và “cung”. Cung biểu thị số lượng hàng hóa được cung cấp ra thị trường, trong khi cầu biểu thị số lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng muốn. Hệ thống kinh tế thị trường luôn biến động do sự giằng co giữa hai lực lượng này.
Mô hình kinh tế thị trường xã hội được xây dựng và thừa nhận các yếu tố cơ bản phổ biến của nền kinh tế thị trường, nhưng khác với môi trường kinh tế tự do, môi trường kinh tế xã hội coi mục tiêu xã hội và phát triển con người (phúc lợi xã hội, quyền tự do phát triển của mọi người dân, công bằng xã hội, …) được coi là mục tiêu chính của quá trình phát triển kinh tế thị trường và nhà nước cần dẫn dắt nền kinh tế để nhằm mục đích đạt được các mục tiêu này.
Đặc Điểm Nổi Bật Của Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Xã Hội
Một nền kinh tế thị trường thuần túy không tồn tại. Tuy nhiên, để một nền kinh tế thị trường tiêu chuẩn hoạt động có hiệu quả, các đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường phải thể hiện. Các đặc trưng của nền kinh tế thị trường bao gồm:
1. Sở hữu tư nhân – Trong nền kinh tế thị trường, mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu của tư nhân hoặc tổ chức. Những chủ sở hữu này tạo ra lợi nhuận bằng cách bán hoặc cho thuê hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, tài sản hoặc các yếu tố sản xuất của họ.
2. Quyền tự do lựa chọn – Chủ sở hữu tài sản hoặc các yếu tố sản xuất có quyền tự do sản xuất, chế tạo, bán hoặc mua hàng hóa và dịch vụ. Trong một thị trường cạnh tranh, các yếu tố duy nhất nằm ngoài tầm kiểm soát của họ là chi phí sản xuất và sự sẵn lòng và khả năng trả giá của người tiêu dùng.
3. Quyền lợi – Nền kinh tế thị trường điển hình cho phép chủ sở hữu theo đuổi lợi ích kinh doanh và tài chính của họ. Động lực chính để khởi nghiệp là tạo ra lợi nhuận. Trong trường hợp này, các chủ doanh nghiệp có quyền tự do làm việc cho chính mình và theo đuổi lợi nhuận, tuy nhiên điều đó phù hợp với họ. Lợi ích kinh doanh thúc đẩy nền kinh tế thị trường bằng cách xác định giá đại diện cho giá trị thị trường. Tư lợi cũng định hình sự tương tác giữa cung và cầu.
4. Cạnh tranh – Nền kinh tế thị trường hiệu quả được đặc trưng bởi sự cạnh tranh bình đẳng điều tiết giá cả thị trường. Cuộc thi cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Quy luật cung cầu được áp dụng trong bối cảnh này. Khi nhu cầu tăng, giá tăng vì các đối thủ cạnh tranh muốn tăng lợi nhuận của họ. Ngược lại, việc giảm giá làm giảm nguồn cung do các đối thủ cạnh tranh chọn không tham gia vào thị trường ít sinh lời hơn. Rõ ràng, cạnh tranh áp dụng cho những người mua cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất và giá thấp nhất. Các nhân viên cũng cạnh tranh cho những vị trí tốt nhất trên thị trường việc làm.
5. Sự tham gia hạn chế của chính phủ – Nền kinh tế thị trường thuần túy phụ thuộc vào lực lượng của cung và cầu. Do đó, vai trò của chính phủ bị giới hạn trong việc đảm bảo sự ổn định của thị trường, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, tạo ra các khuôn khổ pháp lý cần thiết và đảm bảo an toàn.
Mô Hình Kinh Tế Thi Trường Xã Hội Có Vai Trò Như Thế Nào?
1. Nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân để nhằm mục đích để đảm bảo các lợi ích chung của xã hội. Bên cạnh đó còn loại bỏ được tình trạng lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói.
2. Nền kinh tế thị trường xã hội đề cao quyền tự do dân chủ. Trên phương diện và góc độ để phát triển kinh tế, quyền tự do dân chủ là cơ sở để hình thành lên những đơn vị kinh tế hoạt động và phát triển tự do, tạo điều kiện để thị trường hoạt động sôi nổi và mạnh mẽ.
3. Nền kinh tế thị trường xã hội bình đẳng hóa mang đến sự công bằng xã hội. Quy luật thị trường vốn là một sự xoay vòng bất công và tàn nhẫn, không tương xứng với khái niệm đạo đức vào nhân đạo. Về đời sống xã hội, hiện nay còn đông đảo đội ngũ công nhân thất nghiệp, những người già nèo đơn, trẻ em bị bỏ rơi,… Nhà nước cần có những chính sách khắc phục và đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời để phân phối hoạch định tài chính giúp đỡ những người đang gặp khó khăn.
4. Nền kinh tế thị trường xã hội tác động đến sự thúc đẩy và tăng trưởng kinh tế. Cơ quan thẩm quyền tạo ra các luật lệ pháp lý cần thiết giúp đỡ hộ trợ các doanh nghiệp phát triển kinh tế mang lại nguồn lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho lực lượng công dân. Đan xen phát triển kinh tế là phát triển giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật nhằm phát triển đồng bộ, khuyến khích sử dụng máy móc hiện đại trong quá trình tăng gia sản xuất. Muốn cạnh tranh có hiệu quả đòi hỏi cần sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nước, cần tôn trọng quyền tự do kinh doanh (không trái pháp luật).
5. Nền kinh tế thị trường xã hội góp phần khắc phục sự khủng hoảng. Trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh không thể tránh khỏi những chu kì khủng hoảng. Nhà nước cần ban hành các chính xác nhằm khắc phục hậu quả xấu xảy ra, làm giảm nhẹ sự khủng hoảng đặc biệt là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.
Nền Kinh Tế Thị Trường Có Ưu Điểm Và Nhược Điểm Gì?
Ưu Điểm Của Mô Hình Kinh Tế Thị Trường
– Nó cung cấp cho xã hội những hàng hóa hoặc dịch vụ phù hợp vào đúng thời điểm
– Nền kinh tế thị trường thúc đẩy tinh thần kinh doanh, gia tăng sản xuất
– Nó tạo ra sự cạnh tranh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải đem đến chiến lược mới
– Làm giảm nhu cầu lưu, tích trữ sản phẩm do nguồn cung luôn đầy đủ và dồi dào
– Nhiều doanh nghiệp mở ra mang đến nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động nhân viên, công nhân
– Giá cả thị trường luôn giữ mức ổn định trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh mang tính hiệu quả
Nhược Điểm Của Mô Hình Kinh Tế Thị Trường
– Nền kinh tế thị trường có xu hướng sản xuất hàng hoá và dịch vụ thấp hơn
– Gây ô nhiễm môi trường do chất thải đổ ra trong quá trình sản xuất
– Gây ra mất cân bằng về việc phân bổ việc làm ở các khu vực
– Các mặt hàng thiết yếu giá cả thường tăng cao trong nền kinh tế thị trường
– Mất cân đối nền kinh tế thị trường thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế thị trường.
Nền Kinh Tế Thị Trường Hoạt Động Như Thế Nào?
Nền kinh tế thị trường hoạt động theo nguyên tắc cung và cầu. Miễn là một sản phẩm có nhu cầu, nguồn cung của nó vẫn tiếp tục. Sự tác động qua lại của cung và cầu này quyết định giá cả và sản xuất trong nền kinh tế. Sự phụ thuộc lẫn nhau của các cá nhân và doanh nghiệp vào nhau trong thương mại tạo nên một hệ sinh thái của thị trường, với mẫu số chung của trao đổi sản phẩm và hàng hóa là tiền. Lực lượng thị trường kiểm soát thị trường một cách vô hình.
Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Đức
Nền Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Đức
Nền kinh tế thị trường xã hội Đức là nền kinh tế kết hợp tự do cá nhân, năng lực hoạt động kinh tế với công bằng xã hội.
Đây là nền kinh tế thị trường rộng mở tiếp thu ý kiến của mọi cá nhân và lợi ích toàn xã hội, khắc phục được những thiếu sót lớn của thị trường, chống lại các tình trạng như: lạm pháp, giảm thất nghiệp, quan tâm đến công bằng xã hội. Tất cả các quyết định kinh tế và chính trị của nhà nước đề ra trên cơ sở phục vụ nhu cầu và nguyện vọng của công dân.
Mục Tiêu Của Mô Hình Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Đức
– Đảm bảo quyền lợi công bằng, phân minh, tự do đầu tư các thiết bị cơ sở vật chất, cơ hội kinh doanh của mọi cá thể cũng như tập thể qua hệ thống an toàn xã hội.
– Thực hiện chính sách công bằng xã hội theo nghĩa là công bằng trong khởi nghiệp và phân phối.
– Tạo sự ổn định trong nền kinh tế xã hội khắc phục tình trạng mất cân đối.
– Tự do thị trường, tự do sáng tạo, tự do kinh doanh không có sự khống chế của thế lực khác, bảo vệ hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa
– Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an toàn xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy đầu tư có hiệu quả tốt
Các Tiêu Chuẩn Của Nền Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Đức
– Thứ nhất, tuyệt đối đảm bảo quyền tự do cá nhân
– Thứ hai, đảm bảo công bằng xã hội thông qua các chính sách xã hội của nhà nước
– Thứ ba, chính sách kinh doanh theo chu kiểu, nhà nước phải có chính sách khắc phục hậu quả của khủng hoảng chu kỳ điều chỉnh mất cân đối
– Thứ tư, chính sách tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội
– Thứ năm, chính sách cơ cấu được coi là tiêu chuẩn đặc trưng, hạt nhân trong chính sách tăng trưởng
– Thứ sáu, bảo đảm tính phù hợp với cạnh tranh trên thị trường
Các Chức Năng Của Cạnh Tranh Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Xã Hội Đức
Cạnh tranh là yếu tố trung tâm không thể thiếu, để có hiệu quả phải có sự bảo hộ của Nhà nước trên cơ sở tôn trọng quyền tự do của các xí nghiệp.
– Chức năng cơ bản của cạnh tranh là:
+ Sử dụng các nguồn tài nguyên một cách tối ưu
+ Khuyến khích tiến bộ kĩ thuật
+ Phân phối thu nhập
+ Thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng
+ Đảm bảo tính linh hoạt của sự điều chỉnh
+ Thực hiện kiểm soát sức mạnh kinh tế và chính trị
+ Đảm bảo quyền tự do lựa chọn và hành động cá nhân.
– Các nhân tố đe dọa cạnh tranh là:
+ Từ chính phủ: có thể hạn chế, bóp méo cạnh tranh, với tư cách người quản lí xã hội sẽ làm suy yếu cạnh tranh.
+ Từ phía tư nhân: về cơ bản đó là sự hình thành tổ chức độc quyền
Qua bài viết trên có lẽ bạn đã hiểu rõ về mô hình kinh tế thị trường xã hội và mô hình kinh tế thị trường xã hội Đức rồi phải không nào. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích mà bạn đang tìm kiếm.